Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy ưng ý
Đá bóng trên sân cỏ nhân tạo, bé không sợ bị đau
Nhãn hiệu giầy thể thao nổi tiếng, với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giầy thể thao chất lượng , ngoài hình thức đẹp ưa nhìn, giầy còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại.
Nếu bạn chọn giầy không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi các thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến sai khớp...
Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh. Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.
Bạn nên thử giầy buổi chiều lúc đó chân bạn sẽ nở ra đảm bảo cho giầy không bị chật. Và bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ có thể hơi rộng một chút không nên chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó.
Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.
Với những người chơi thể thao thường mang giầy thường xuyên, ít thay vớ, trong môi trường ẩm và tối luôn giúp cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là nấm chân. Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và nổi mẩm, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời.
Xem thêm các mẫu giày thể thao dành cho nam và nữ tại: